CHEMISTRY
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Giả kim thuật

3 posters

Go down

Giả kim thuật Empty Giả kim thuật

Bài gửi by lackyluc Tue Jan 06, 2009 11:44 pm

Biến chì thành vàng có lẽ là một trong những ước mơ lâu đời nhất của
con người. Các nhà giả kim thuật từng khẳng định rằng có thể biến đổi
kim loại thông thường thành quý kim. Thật ra, họ đã làm được hay chỉ
nhầm lẫn vàng với oxit chì, vốn không được biết đến trước thế kỷ 20?

Trong
lịch sử, nhiều nhà khoa học lỗi lạc từng khẳng định rằng đã thực hiện
hoặc chứng kiến việc biến kim loại thành vàng. Chẳng hạn, nhà hoá học
Jan Baptist Van Helmont viết: “Thật ra, tôi đã tận mắt chiêm ngưỡng
loại đá tạo vàng và đã cầm nó trong tay nhiều lần. Nó nặng nề, có màu
vàng nghệ và chiếu lấp lánh như bột thuỷ tinh. Người ta cho tôi 16 mg
thứ chất đó, tôi hoà vào 230 g thuỷ ngân rồi nung lên. Thuỷ ngân sôi
sùng sục rồi đặc lại ngay, có màu hơi vàng. Sau khi được lấy ra khỏi
đĩa và làm nguội, khối đó chính là vàng nguyên chất”.

Van
Helmont rất thích thú với kết quả đó nên đã đặt tên cho đứa con trai là
Mercure (thuỷ ngân). Cùng thời đó, nhà vật lý và hoá học Đức nổi tiếng
Johann Rudolf Glauber (1604-1668) nghĩ rằng đã khám phá ra một trong
các yếu tố của loại đá tạo vàng trong một vùng suối khoáng. Chất mà ông
phân lập được (muối glauber) thật ra chỉ là sulfat natri, có đặc tính
nhuận tràng nhưng hoàn toàn không thể biến kim loại thành vàng. Quả
thật, nhiều nhà bác học cũng tin rằng việc biến kim loại thành vàng là
có thể thực hiện được. Trong đó có Isaac Newton, Descartes và Leibniz.

Niềm
tin này có từ thời cổ xưa và được người Ai Cập lưu truyền đến châu Âu
trung cổ. Khi người Arập xâm chiếm Ai Cập vào thế kỷ 7, họ khám phá ra
rằng người Ai Cập là bậc thầy về nghệ thuật kim hoàn mà họ gọi là
“alkimiya”. Đó là một trong các giả thuyết về nguồn gốc của từ “giả kim
thuật”.

Lửa, không khí, nước và đất

Khi khai thác Thư
viện Alexandrie, người Arập tìm thấy những văn bản của các triết gia Hy
Lạp, đặc biệt là Aristote. Những văn bản đó được dịch ra và truyền bá
khắp thế giới Arập. Lý thuyết của Aristote dựa trên sự thống nhất
nguyên tắc về “vật chất”, mà vật chất chẳng có tính chất đặc thù nào
cả, nhưng có thể mang nhiều “dạng thức” khác nhau. “Dạng thức” không
chỉ có nghĩa là hình dạng, mà gồm mọi tính chất vật lý hoặc hoá học của
một vật thể. Một vật chất tóm gọm trong 4 tính chất chủ yếu: ướt, khô,
nóng, lạnh. Bốn tính chất được thể hiện bởi 4 nhân tố: lửa (nóng, khô),
không khí (nóng và ướt), nước (lạnh và ướt), đất (lạnh và khô).

Từ
quan niệm về thế giới đó, theo logic, người ta sẽ đi đến ý tưởng là mỗi
chất đặc thù đều là kết quả của sự phối hợp 4 nhân tố cơ bản theo tỷ lệ
khác nhau. Chẳng hạn, một thanh củi tươi được cho vào lửa. Dưới sức
nóng, thoạt đầu người ta sẽ thấy những giọt nước rịn ra rồi nhanh chóng
biến thành hơi nước. Kế đến, củi cháy để tạo ra lửa. Cuối cùng chỉ còn
lại tro, tức là “đất”. Từ đó, người ta dễ tưởng tượng đến việc biến
chất này thành chất khác, chỉ cần thêm bớt tỷ lệ các thành phần.

Người
Arập rất cảm phục tài năng của những người thợ kim hoàn Ai Cập, nhất là
trong xử lý và nhuộm kim loại để chúng giống như vàng. Họ suy luận rằng
chìa khoá tri thức của những thợ kim hoàn là nhờ áp dụng các lý thuyết
của Aristote. Suốt nhiều thế kỷ, người Arập cố thử nghiệm theo chiều
hướng này, họ khám phá ra nhiều đặc tính và định luật sẽ là điều kiện
cơ bản cho ngành hoá học hiện đại (nhưng chưa bao giờ thành công trong
việc biến đổi kim loại thành vàng!).

Theo Aristote, khói phát ra
khi cháy liên quan với đất về bản chất, trái ngược với hơi nước do nước
sôi. Khoáng chất hay đá mà cấu trúc không bị lửa biến đổi cũng thuộc về
nguyên tắc đó, trong khi kim loại có thể nóng chảy sẽ được gán với hơi
nước. Nhà bác học Arập, Jabir Ibn Hayyan, gợi ý, hơi từ một chất lỏng
đang sôi là một trạng thái trung gian giữa không khí và nước. Hơi có
thể biến thành một nguyên tố mới mà ông gọi là “thuỷ ngân” (không phải
là kim loại chúng ta biết ngày nay), một chất lý tưởng kết hợp các phẩm
chất bóng bẩy và uyển chuyển. Cũng thế, khói là một tình trạng chuyển
tiếp giữa đất và không khí, có thể biến thành “lưu huỳnh” mang ưu thế
của đất và nhiên liệu. Theo lý thuyết này, các chất khoáng và kim loại
khác nhau đều là kết quả của những dạng kết hợp khác nhau giữa lưu
huỳnh và thuỷ ngân.

Jabir chưng cất các chất hữu cơ, lúc nào ông
cũng nhận được một chất lỏng mà ông cho là nước (vì nó lạnh và ướt), kế
đến là một chất dầu có liên quan đến không khí (vì nóng và ướt), sau
nữa là một chất có màu và cháy được (được gán với lửa) và cuối cùng là
một chất màu đen, thuộc về đất. Ông nghĩ rằng, đã phân lập được 4 nhân
tố của Aristote. Thế là Jabir quyết định “tinh lọc” từng nguyên tố đó
để có được các “phẩm chất” đặc thù. Khi chưng cất nước liên tiếp 700
lần, ông thu được một chất trắng và sáng, có tinh thể như muối. Jabir
nghĩ rằng đã tìm ra được “tính lạnh nội tại”. Với nhân tố “nóng”, ông
đạt được một chất màu đỏ, trong suốt và bóng. Đó chính là chất mà các
nhà giả kim thuật gọi là đá tạo vàng.

Sưu tầm

lackyluc
Developer
Developer

Tổng số bài gửi : 108
Age : 31
Đến từ : Miền Tây
Registration date : 27/11/2008

Về Đầu Trang Go down

Giả kim thuật Empty Re: Giả kim thuật

Bài gửi by lackyluc Tue Jan 06, 2009 11:45 pm

Chương III: 3. Giả kim thuật ở Tây Âu Thiên Chúa Giáo
24/08/2007
Chương III: Thời kì giả kim thuật
(Từ thế kỉ thứ 4 đến đầu thế kỉ 16)

3. Giả kim thuật ở Tây Âu Thiên Chúa Giáo
(từ đầu thế kỉ thứ 13 đến đầu thế kỉ 16)

Văn
hóa Ả Rập, từ Tây Ban Nha và Italia, xâm nhập ngày càng nhiều và mật
thiết vào văn hóa thiên chúa giáo Châu Âu. Bắt đầu từ thế kỉ 12, giả
kim thuật xâm nhập vào các nước Pháp, Đức, Anh qua các bản dịch tài
liệu giả kim thuật từ tiếng Ả Rập sang tiếng La tinh, và được phổ biến
rỗng rãi đến mức chẳng bao lâu giả kim thuật lan truyền khắp Châu Âu,
như một bệnh truyền nhiễm! Nên nhớ rằng, thời bấy giờ Châu Âu có một
thuận lợi lớn về tổ chức xã hội: nhiều thành phố ít lệ thuộc vào các
chúa phong kiến, đẫ được tự trị nên tự do hơn. Đã xuất hiện những hội
buôn lớn, ở các thành phố lớn đã thành lập các trường đại học dân sự
khác với các trường tu viện, các trường đại học kiểu mới này dạy nhiều
nghề khác nhau và có quyền tự trị như các công xưởng thủ công… Do quyền
lợi về chính trị và kinh tế ở thành phố nhiều hơn, hoạt động về tinh
thần trở nên sôi nổi hơn, và nhu cầu học tập của thanh niên thuộc giới
thợ thủ công và giới thương nhân cũng tăng lên. Có thể kể Đại học
Bôlônha ở Italia (1119), Đại học Pari ở Pháp (1200),…


Thời
thịnh vượng nhất của giả kim thuật ở Châu Âu là vào các thế kỉ thứ 13
và 14. Lúc này nhà thờ thiên chúa giáo chiếm độc quyền văn hóa và
nghiên cứu khoa học, trực tiếp là các tăng lữ, trong các phòng kín đọc
sách, ghi chép, nghiên cứu, viết về các khoa học tự nhiên, đặc biệt chú
ý đến môn giả kim thuật. Từ thế kỉ 15, tuy số môn đồ giả kim thuật Châu
Âu vẫn tăng nhưng họ chỉ nhằm điều chế vàng nên giả kim thuật suy tàn
dần không còn hi vọng gì tồn tại…

Những nhà giả kim thuật có tên tuổi nhất trong giai đoạn này là:

Anbe
Lơgrăng (Albert Legrand), 1193-1280, là nhà giả kim thuật người Đức có
ảnh hưởng lớn nhất. Sách của ông trình bày các thuyết, phần lớn lấy của
Aritxtôt, phần thì lấy của người Ả Rập, ông là người đầu tiên đưa ra
khái niệm quan trọng ái lực hóa học, nêu ra những thuận lợi của các
phương pháp tách (chưng cất, chưng cách thủy, thăng hoa,…), mô tả kĩ
các thiết bị… Ông đã dùng lửa để kiểm tra các mẫu vàng, bạc của các nhà
giả kim thuật điều chế ra, và kết luận vàng, bạc đó đều là giả.

Rôgiơ
Bêcơn (Roger Bacon), 1220-1292, là một nhà giả kim thuật người Anh,
được mệnh danh là “tiến sĩ kì diệu” (doctor mirabilis) do có những khả
năng xuất sắc. Bêcơn có một trình độ vượt trình độ thời bấy giờ” ông
cho tóan học có vị trí cơ bản trong các khoa học, một khoa học nào muốn
tiến bộ phải biết kết hợp thí nghiệm với các phương pháp tóan học. Theo
ông có hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp lập luận trừu tượng và
phương pháp thí nghiệm cụ thể; phương pháp thí nghiệm quan trọng vô
cùng, vì nó cần thiết để kiểm tra những lập luận trừu tượng không đủ
tin cậy.

Bêcơn học ở Ôcpho (Oxford) nước Anh, tại Pari nước
Pháp đỗ tiến sĩ, về ở tu viện Coocđơliê (Cordeliers) tại Pari ông bắt
đầu nghiên cứu khoa học và làm giả kim thuật. Ông có tư tưởng tiến bộ
chống lại triết học kinh viện nên bị các giáo phái nghi ngờ, tìm cách
trù dập, đuổi đi, bắt giam, hành hạ, khủng bố nhiều năm, đến tàn tật
khi ông được trả tự do. Sách “Tấm gương giả kim thuật” của ông trở
thành sách giáo khoa thực hành, cho nhiều thế hệ nhà giả kim thuật sau
này.

Các đại diện giả kim thuật của Pháp là: Vanhxăng đơ Bôve
(Vincent de Beauvais) …-1260, Xanh Tôma Đacanh (Saint Thomas d’ Aqin),
1225-1274, và của Tây Ban Nha là Acnôn đơ Vinlơnơvơ (Arnauld de
Villeneuve), 1240-1319, Raymông Luyn (Raymond Lulle), 1235-1315, cả hai
đều vừa là bác sĩ, vừa là nhà giả kim thuật.


Lò chưng
cấtChúng ta hãy đánh giá công minh xem, giả kim thuật đã có đóng góp gì
có ích cho hóa học. Nhìn chung đó là một trào lưu đã kìm hãm sự phát
triển của hóa học trong một thời gian quá dài! Nó chạy theo một mục
đích mơ hồ, gây lãng phí quá lớn về lao động trí óc và chân tay, về
khối lượng của cải vật chất so với kết quả thu được cho hóa học, tuy
vậy có cũng có sự đóng góp thực tế đáng kể như sau:

- Tập hợp
được nhiều hiểu biết thực tế trong phòng thí nghiệm, hoàn thiện nhiều
kĩ thuật trong phòng thí nghiệm (nung, chưng cất, hòa tan, lọc, bay
hơi, kết tinh, thăng hoa,…).
- Phát hiện được nhiều chất mới: kim
loại (Bi, Zn), muối (Hg, NH4+,…), các axit vô cơ H2SO4, HCl, HNO3, nước
cường thủy (đây là một thành tích quan trọng). Đã phân biệt được chất
kiềm bay hơi NH4OH với chất kiềm không bay hơi Na2CO3, phân biệt được 2
cacbonat Na2CO3 và K2CO3.

Ở Châu Âu, thế kỉ 15, bắt đầu xuất
hiện sự chuyên môn hóa những ngành sản xuất nhỏ axit, kiềm, muối, dược
phẩm và một số chất hữu cơ phục vụ các ngành thủ công, nghiên cứu khoa
học bằng thủ công trong những công xưởng, phòng thí nghiệm.

Đóng
góp nhiều là các nhà giả kim thuật Ả Rập. Phần đóng góp thiết thực của
giả kim thuật sẽ giúp ích vào sự phát triển của hóa học ở thời kì hóa y
học và hóa kỹ thuật.

lackyluc
Developer
Developer

Tổng số bài gửi : 108
Age : 31
Đến từ : Miền Tây
Registration date : 27/11/2008

Về Đầu Trang Go down

Giả kim thuật Empty Re: Giả kim thuật

Bài gửi by lackyluc Tue Jan 06, 2009 11:45 pm

Từ thế kỉ thứ 4 đến đầu thế kỉ 16)

Giả kim thuật là danh từ
dịch từ chữ “alchimi”, mà người Ả Rập sau khi xâm chiếm Ai Cập giữa thế
kỉ thứ 7, đặt ra bằng cách lắp tiền tố “al” của Ả Rập vào từ chimi để
chỉ thứ “tiền hóa học” ngự trị trong thời kì trung cổ ở châu Âu (từ thế
kỉ thứ 2 đến thế kỉ thứ 16).


Mục đích chủ yếu của giả kim
thuật là tìm hòn đá thần bí biến đổi các kim loại thường thành vàng. Do
vậy có thể tạm định nghĩa hóa học ở thời kì này là “nghệ thuật biến đổi
các kim loại thành vàng”, nhờ hòn đá “thần bí”. Sau đó người ta còn
thêm yêu cầu tìm ra thuốc thần bí truyền cho con người sức khỏe, sự trẻ
trung, tính bất tử.

Tại sao lại có mục đích tha thiết viển
vông, tìm cách biến các kim loại thành vàng? Nguyên nhân là do thời
trung cổ, ở châu Âu có chế độ xã hội phong kiến phân tán, có sự buôn
bán phát triển khá rộng rãi giữa châu Âu và phương Đông, nhưng vì giao
thông khó khăn, đường xa đầy nguy hiểm nên cần vàng là vật liệu quý và
nhỏ dễ mang theo để dùng làm vật trao đổi tương đương. Yêu cầu có nhiều
vàng định hướng nghiên cứu cho các nhà giả kim thuật tìm “ngọc thần bí”
có khả năng biến đổi một kim loại bất kì thành vàng. Cơ sở lý thuyết
của giả kim thuật là quan niệm của Aritxtôt chuyển hóa được chất này
thành một chất khác, kim loại này thành kim loại khác.

Về
nguồn gốc giả kim thuật, còn có thể kể thêm lòng tham lam của con người
muốn có nhiều vàng để tạo cho mình một cuộc sống đế vương về vật chất,
tham vọng bản thân sống luôn luôn khỏe mạnh, luôn luôn trẻ trung, sống
đời cùng người thân mà không bao giờ có cảnh biệt ly.

Giả kim thuật có một số đặc điểm như sau:
1. Hoạt động bí mật khép kín, có khuynh hướng tà thuật, không biết gì đến phương pháp khoa học.
2.
Sử dụng những kí hiệu thần bí và một ngôn ngữ rối rắm cố ý. Truyền các
kinh nghiệm cho nhau theo một đường lối tin cậy mù quáng không cần cơ
sở gì, có sự kiểm tra gì.
3. Độc quyền nghiên cứu, nắm trong tay đám giáo sĩ tôn giáo là những người nắm văn học, khoa học, trong xã hội thời bấy giờ.

Nhìn
tổng quát, giả kim thuật có nguồn gốc Hi Lạp – Ai Cập. Nó được Ả Rập
tiếp thu khi đến xâm chiếm Ai Cập giữa thế kỉ thứ 7 rồi đem truyền bá
dần sang Tây Âu khi xâm chiếm Tây Ban Nha đầu thế kỉ thứ 8 (năm 711).

Giả kim thuật đã phát triển theo 3 giai đoạn là:
- Giả kim thuật ỏ Ai Cập thuộc Hi Lạp, từ thế kỉ thứ 4 đến giữa thế kỉ thứ 7.
- Giả kim thuật trong giới Ả Rập, từ giữa thế kỉ thứ 7 đến đầu thế kỉ thứ 13.
- Giả kim thuật trong thiên chúa giáo Tây Âu, từ đầu thế kỉ thứ 13 đến đầu thế kỉ thứ 16.

lackyluc
Developer
Developer

Tổng số bài gửi : 108
Age : 31
Đến từ : Miền Tây
Registration date : 27/11/2008

Về Đầu Trang Go down

Giả kim thuật Empty Re: Giả kim thuật

Bài gửi by hnaht_|>.<| Wed Jan 07, 2009 12:19 pm

hay thiệt nhưng dài wé ....đọc mỏi con mắt...bữa nào làm thử ih Very Happy coi thành công hok
hnaht_|>.<|
hnaht_|>.<|
Thành viên lớp hóa
Thành viên lớp hóa

Tổng số bài gửi : 126
Age : 31
Đến từ : House of Hades
Registration date : 29/11/2008

Về Đầu Trang Go down

Giả kim thuật Empty Re: Giả kim thuật

Bài gửi by nao_ta_cung_lac_haha Wed Jan 07, 2009 2:36 pm

làm biếng đọc mí bài dài wá Crying or Very sad

nao_ta_cung_lac_haha
Thành viên lớp hóa
Thành viên lớp hóa

Tổng số bài gửi : 51
Age : 31
Đến từ : be^n kia the^' gioi'
Registration date : 01/12/2008

Về Đầu Trang Go down

Giả kim thuật Empty Re: Giả kim thuật

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết